Để lựa chọn và sử dụng máy bơm nước gia đình một cách hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về cấu tạo, thông số kỹ thuật, phân loại cũng như cách vận hành của thiết bị. TOTTI Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết trong bài viết này, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình và gia đình.
Máy bơm nước gia đình là gì?
Máy bơm nước gia đình là thiết bị cơ học được sử dụng để chuyển nước từ nơi này đến nơi khác trong các hệ thống cấp nước tại nhà. Chức năng chính của máy bơm nước là tạo ra áp lực đủ để đẩy nước lên cao hoặc phân phối nước đến các khu vực khác nhau trong ngôi nhà, đảm bảo cung cấp đủ nước cho sinh hoạt hàng ngày. Máy bơm nước gia đình thường được sử dụng trong các tình huống như:
- Bơm nước từ giếng khoan: Để đưa nước ngầm lên sử dụng trong nhà.
- Tăng áp lực nước: Khi áp lực nước trong hệ thống cấp nước không đủ mạnh để cung cấp cho các thiết bị như vòi sen, máy giặt.
- Bơm nước từ bể ngầm lên bể trên cao: Để đảm bảo nước có thể chảy tự nhiên đến các vòi nước trong nhà.
- Cấp nước cho hệ thống tưới tiêu: Để tưới cây, vườn, hoặc sân vườn.
Máy bơm nước gia đình có nhiều loại khác nhau, như máy bơm ly tâm, máy bơm trục đứng, máy bơm hỏa tiễn, và mỗi loại sẽ phù hợp với các nhu cầu sử dụng và điều kiện lắp đặt khác nhau.
Cấu tạo máy bơm nước gia đình và nguyên lý hoạt động
Hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng hiệu quả hơn.
1. Cấu tạo:
Cấu tạo máy bơm nước gia đình gồm 2 bộ phần chính:
- Động cơ điện: là bộ phận chính chịu trách nhiệm biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ học để thúc đẩy quá trình bơm nước, bao gồm các bộ phận như: trục quay, phần tĩnh, bạc đạn, quạt, bảng điện, vỏ động cơ,…
- Đầu bơm: là bộ phận khác cũng không kém phần quan trọng, nó bao gồm các cánh quạt hoặc piston (tùy thuộc vào loại máy) có nhiệm vụ tạo ra áp suất đủ mạnh để đẩy nước từ nguồn vào đường ống và lên vị trí sử dụng. Một số thành phần cấu tạo của đầu bơm như: cánh, guồng, phốt cơ học, gioăng tròn, vỏ bơm,…
2. Nguyên lý hoạt động
Máy bơm hoạt động theo nguyên lý chung là loại bỏ không khí khỏi một đường ống (tạo ra chân không), làm cho áp suất trong đường ống giảm xuống bằng 0. Khi đó áp suất khí quyển tác động lên bề mặt nước, làm cho nước trong ống dâng lên.
Khi thân và ống hút của máy bơm gia đình được bơm đầy nước, máy sẽ hoạt động theo chu trình hút đẩy. Quá trình hút đẩy này diễn ra liên tục, tạo ra dòng chảy không ngừng để vận chuyển nước.
Ứng dụng của máy bơm nước gia đình
Máy bơm là một thiết bị không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình hiện nay, với các ứng dụng phổ biến như:
- Cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng,… cho gia đình, đảm bảo nguồn nước luôn sẵn có và mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi thành viên trong gia đình.
- Tăng áp lực giúp nước bơm ra từ các thiết bị sử dụng như vòi hoa sen, máy giặt, bình nóng lạnh,…mạnh và nhanh chóng hơn.
- Trong một số trường hợp có thể được sử dụng để tưới cây, rửa xe hoặc các công việc vệ sinh khác cần sử dụng.
- Hút nước từ giếng khoan lên bể chứa trên cao, giúp cung cấp nước sạch và liên tục cho sinh hoạt hàng ngày.
Ưu nhược điểm của máy bơm nước gia đình
1. Ưu điểm
Có nhiều loại máy với các công suất và lưu lượng khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng gia đình.
Hầu hết các loại máy bơm nước gia đình đều có thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt sử dụng.
Cấu tạo chắc chắn, nguyên liệu sử dụng chất lượng vì vậy máy có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
Vận hành nhẹ nhàng, êm ái, giảm thiểu tối đa tiếng ồn.
Cung cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày.
2. Nhược điểm
Máy hoạt động dựa vào nguồn điện, nên khi mất điện thì động cơ sẽ không thể chạy.
Có một số loại bị hạn chế với những nguồn nước bẩn và chứa nhiều rác thải, nếu vẫn tiếp tục sử dụng có thể dẫn đến hư hỏng.
Cách lắp đặt và sử dụng máy bơm nước gia đình
Dưới đây là các bước lắp đặt và sử dụng hiệu quả:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ như cờ lê, tua vít, kìm, băng keo,… và các phụ kiện kèm theo.
Bước 2: Lựa chọn vị trí lắp đặt ổn định, khô ráo, thoáng mát,…
Bước 3: Đặt máy bơm trên mặt phẳng, cố định bằng bu-lông hoặc đệm cao su để giảm rung động.
Bước 4: Kết nối đường ống: nối từ nguồn nước (giếng, bể chứa) đến cổng hút của máy và đường ống đẩy phải nối từ cổng đẩy đến hệ thống cấp nước nhà bạn.
Bước 5: Nối dây điện vào ổ cắm điện có nguồn điện phù hợp (đảm bảo an toàn).
Bước 6: Mở van một chiều và van xả khí, sau đó tiến hành bật nguồn điện để sử dụng, kiểm tra xem máy bơm có hoạt động bình thường hay không.